Điện thoại cảm ứng giá rẻ dưới 2 triệu
Điện thoại cảm ứng giá rẻ dưới 2 triệu, 44196, Bich Van, Mua Bán Nhanh Điện Thoại
, 17/12/2015 13:20:35Các dòng điện thoại cảm ứng tốt giá dưới 2 triệu
1. Oppo Joy
Màn hình của Oppo Joy (R1001) khá nhỏ chỉ vào khoảng 4inch, với kích thước các chiều là 124 x 63 x 9.9mm, nó khá vừa tay người dùng và có thể đút gọn trong túi khi di chuyển, hơn hẳn những chiếc điện thoại có màn hình tử 4.5inch trở lên hiện nay.
Sử dụng hệ điều hành Android JellyBean 4.2, khá lỗi thời so với các smartphone tầm trung hiện nay, khi các máy đang lần lượt sử dụng hệ điều ành Android 4.3 và 4.4, nhưng với cấu hình gồm chip lõi kép 1.3GHz của MediaTek, RAM 512MB thì có thể hiểu được vì sao nó lại cho cấu hình như thế.
Máy hỗ trợ đầy đủ các kết nối hiện nay như 2G, 3G, Bluetooth 4.0 và cổng microUSB. Ngoài ra một điều đặc trưng nữa trên những chiếc điện thoại của Trung Quốc đó chính là 2 SIM hai sóng, với hai khe cắm thẻ nhớ, SIM của Oppo JOY (R1001) có thể sử dụng 3G trên đồng thời cả hai SIM, giúp người dùng thoải mái sử dụng.
2. Q Smart QS17
Q-Smart QS17 đáp ứng được cả 3 tiêu chí “giá rẻ, sang trọng, phá cách”. Chiếc smartphone sở hữu màn hình 4,5 inch sắc nét dộ phân giải 480 x 854 pixel. Cùng với bộ vi xử lý lõi kép mạnh mẽ MT6572A/X tốc độ 1.0 GHz, RAM 512 MB, ROM 4 GB khiến QS17 dễ dàng chinh phục các khách hàng mới thử dùng smartphone lần đầu tiên.
Pin Li-ion dung lượng 1400mAh cho Q-Smart QS17 thời gian chờ 350 giờ (2G), 300 giờ (3G), thời gian gọi180 phút (2G), 150 phút (3G). Q-Smart QS17 có khả năng chụp hình, quay phim sắc nét với camera sau 2.0 MP, hỗ trợ đèn LED Flash cùng nhiều chế độ chụp.
3. Lenovo A328
Lenovo A328 có màn hình cảm ứng 4.5 inch độ phân giải 480 x 854 pixel với mật độ điểm ảnh 218 PPI. Sản phẩm được trang bị bộ vi xử lý MT6582 lõi tứ 1.3GHz của Mediatek, RAM 1GB, bộ nhớ trong 4GB, khe cắm thẻ nhớ ngoài, camera sau 5MP cùng camera trước 2MP và viên pin dung lượng 2.000 mAh.
Điện thoại này hỗ trợ 2 SIM chuẩn SIM thường, các kết nối không dây cơ bản (3G, Wi-Fi 802.11 b/g/n, Bluetooth 4.0, GPS) và được cài sẵn phiên bản Android 4.4 Kitkat cùng với các ứng dụng riêng của Lenovo như SHAREit (chia sẻ thông tin không dây tốc độ cao giữa các thiết bị), SECUREit (ứng dụng bảo mật và cải thiện hiệu năng thiết bị), SYNCit (sao lưu, khôi phục hay đồng bộ hoá dữ liệu lên đám mây)...
Bí quyết sạc và bảo quản pin điện thoại
Nhiều người thường thắc mắc khi pin điện thoại hao rất nhanh sau một thời gian sử dụng. Ngoại trừ trường hợp dùng nhiều tính năng Bluetooth, Wi-Fi..., một lý do đáng chú ý khác là họ sạc và bảo quản thiết bị này chưa đúng cách.
Công nghệ pin điện thoại đã trải qua 4 đời: Lithium Polymer (viết tắt trên pin là Li-Po, Li-Poly hoặc Li-Polymer), Lithium Ion (Li-Ion), Nickel Metal Hydride (NiMH) và Nickel Cadmium (NiCad).
Trong đó, Li-Poly là công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất trong ngành sản xuất pin điện thoại. Pin Li-Poly rất nhẹ, dung lượng lớn và không cháy nổ, ngay cả khi bị đóng đinh xuyên qua thân. Chất điện phân polymer dạng rắn chính là yếu tố làm nên ưu thế này - trong khi đó Li-Ion "đời trước" chứa dung môi hữu cơ nên có nguy cơ cháy nổ.
Hiện nay, do giá thành đắt nên Li-Poly mới được áp dụng ở các dòng điện thoại cao cấp như Nokia N93, N92, Sony Erisson P800, T-620... NiCad độc hại với môi trường nên hầu như vắng bóng trên thị trường. NiMH vẫn được dùng nhưng dễ bị nóng trong quá trình sạc, khiến cho tuổi thọ pin ngắn. Li-Ion đang là dòng pin điện thoại phổ biến nhất do giá thành phải chăng và một số ưu thế nhất định.
Chú ý: Thông số mAh trên pin nghĩa là mili ampe giờ. Đây là đơn vị đo khả năng lưu điện của pin. Con số này càng lớn thì dung lượng pin càng nhiều.
1. Sạc đúng cách cho pin
Nạp điện lần đầu cho pin là quá trình quan trọng quyết định tuổi thọ của thiết bị này. Trước hết, bạn để điện thoại ở chế độ tắt. Pin mới phải được sạc nhanh (thường là 80%) sau đó sạc từ từ cho đến 100% trong vòng 24 giờ (quá thời gian này pin có thể bị nóng và ảnh hưởng đến tuổi thọ).
Thường thì các loại sạc đế hay sạc du lịch chính hãng đều đủ "thông minh" để điều chỉnh nhanh, chậm. Khi dùng, bạn hãy để đến khi nào pin cạn kiệt thì sạc lần tiếp theo. Thực hiện như vậy đối với 2-3 lần sạc đầu tiên. Chú ý rằng một số pin mới có thể hiển thị sai số điện năng vào hoặc thông báo "Not charging" trên điện thoại hoặc bộ sạc vì lúc đó pin chưa đủ điện để báo đúng.
Tuy nhiên, đối với các lần sạc tiếp theo, sạc nhanh là tốt nhất cho pin Li-Ion. Cần chú ý sạc thường xuyên vì loại pin này "sống dai" khi nạp điện từng phần nhỏ, hơn là sạc toàn bộ. Ngoài ra, không nên để pin nạp đầy điện, chỉ khoảng 80% là vừa đủ. Người dùng cũng tránh dùng cạn sạch pin quá thường xuyên vì điện áp thấp có thể làm hỏng mạch an toàn.
2. Bảo quản pin
Luôn để pin ở nơi thoáng mát và khô, tránh xa hơi nóng và đồ vật bằng kim loại, đề phòng cháy, nổ. Nhiệt độ lý tưởng từ 15-25oC.
Pin Li-Ion sẽ "thoái hóa" dần theo thời gian, dù bạn có sử dụng đến hay không. Do đó, nếu không cần thiết, đừng mua pin dự trữ.
Nên vệ sinh sạch sẽ các đầu tiếp xúc giữa pin và sạc.
Cách test điện thoại trước khi mua
1. Thiết kế
Thiết kế của điện thoại càng ngày càng đa dạng, từ những kiểu điện thoại truyền thống với bàn phím thường đến bàn phím Qwerty, điện thoại dạng trượt hay những model màn hình cảm ứng ngày càng tăng kích cỡ. Dù là yêu thích thiết kế nào, bạn nên thử xem chiếc điện thoại đó có mang đến cảm giác thoải mái khi cầm trên tay, khi đưa lên tai nghe.
Đồng thời cũng thử xem liệu nó có nằm vừa trong túi quần hay túi nhỏ bạn hay mang theo và nó có mang đến cảm giác chắc chắn nếu bị va đập và trầy xước nhẹ. Một chiếc điện thoại bền phải có khả năng chống đỡ được các tình huống rơi ở khoảng cách thấp, va đạp khi để trong túi xách. Bạn cũng nên trang bị những case điện thoại hoặc tấm bảo vệ màn hình nếu bạn là người không cẩn thận lắm với chiếc điện thoại của mình.
2. Hệ điều hành
Nếu bạn muốn làm nhiều thứ hơn là gọi điện hay nhắn tin trên điện thoại của mình thì sử dụng một chiếc điện thoại có hệ điều hành. Hệ điều hành của điện thoại sẽ ảnh hưởng nhiều đến những khả năng làm việc và trải nghiệm sử dụng của bạn.
Hiện nay có những hệ điều hành phổ biến là Android của Google sử dụng cho rất nhiều thiết bị, iOS của Apple dành riêng cho các sản phẩm của hãng, Blacberry OS dành cho các sản phẩm của hãng và Windows Phone của Microsoft. Mỗi hệ điều hành có ưu nhược và cách sử dụng khác nhau, hãy thử tìm hiểu và làm quen với chúng trước khi quyết định mua chiếc điện thoại có hệ điều hành nào.
3. Màn hình
Nếu bạn thích lướt web và xem video trên điện thoại, hãy chọn màn hình đủ lớn để thấy thoải mái nhất khi giải trí. Màn hình dưới 3” sẽ khiến việc duyệt web hay chỉnh sửa các tài liệu trên điện thoại trở nên khó khăn và không thoải mái. Tuy nhiên, màn hình càng lớn thì tất nhiên nhu cầu tiêu thụ năng lượng và thời lượng pin cũng thấp.
4. Độ phân giải màn hình
Độ phân giải càng cao, màn hình càng sắc nét và rõ ràng - một tiêu chí quan trọng để bạn xem ảnh, xem video trên điện thoại. Màn hình có độ phân giải cao sẽ rất tuyệt vời nếu bạn thường xuyên đọc tài liệu trên điện thoại, vì các kí tự sẽ được hiển thị sắc nét và rõ ràng. Nếu chiếc điện thoại của bạn cho phép điều chỉnh tương phản, gồm cả đèn nền màn hình thì bạn vẫn có thể đọc được các kí tự ở nơi có điều kiện sáng cao mà vẫn tiết kiệm được pin.
5. Camera
Nếu bạn yêu thích chụp ảnh bằng điện thoại thì nên chú ý đến chức năng camera của điện thoại. Điện thoại tầm trung đến cao cấp thì mức 8MP là khá cơ bản. Tuy nhiên độ phân giải cao chưa hẳn là camera đẹp. Hãy xem camera ở chiếc điện thoại của bạn có flash hay không (đèn dual-LED hay flash Xenon là tuyệt nhất) nếu không những bức ảnh bạn chụp trong nhà hay vào ban đêm sẽ bị nhòe và nhiều nhiễu. Bạn có thể thử chụp vài bức ảnh bên trong cửa hàng để xem xét chất lượng của camera.
Bên cạnh đó, phần lớn những chiếc camera máy ảnh hiện nay còn có khả năng quay video chất lượng cao từ 720p đến 1080p. Nếu quan tâm đến việc quay phim bằng điện thoại, hãy xem xét các tính năng phụ trợ như up video của bạn lên Facebook hay Youtube của camera.
6. Thời lượng pin
Cũng như bộ xử lý, thời lượng pin của điện thoại phụ thuộc khá nhiều vào việc sử dụng điện thoại cảm ứng giá rẻ của bạn. Nếu bạn sử dụng điện thoại liên tục, thường xuyên lướt web và thực hiện cuộc gọi, điện thoại của bạn khó lòng mà dùng được đến hết ngày. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng bộ sạc dự phòng và thực hiện những mẹo để tăng cường tuổi thọ của pin.
Mua điện thoại cảm ứng giá rẻ dưới 2 triệu ở đâu?
Mua bán nhanh điện thoại cảm ứng giá rẻ dưới 2 triệu tại MuaBanNhanh.com. Để được cập nhật những thông tin về mua bán điện thoại mới nhất hãy xem ngay: Điện thoại cảm ứng cũ giá rẻ
Điện thoại cảm ứng giá rẻ dưới 2 triệu Chọn mua điện thoại